TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Sunday 17 June 2012

***VẤN ĐỀ ĐỨC TIN TRONG ĐẠO PHẬT


Hãy nhìn Ðức Phật ở địa vị chính của Ngài, và đừng bao giờ đặt ngài ở địa vị một thần linh, một chúa tể. Người Phật Tử nếu có tin tưởng, thì chỉ là tin tưởng ở sự dẫn đạo sáng suốt của bậc giác ngộ, tin tưởng ở khả năng giác ngộ ( Phật Tính ) sẵn có ở mọi loài, chứ không phải tin nơi quyền phép có thể ban phúc trừ họa.
Ðức Thích Ca có dạy: "Tin là căn bản của sự thành công, và là nguồn gốc của muôn hạnh lành". Nhưng lòng tin của người Phật Tử không phải là một lòng tin cuồng nhiệt, sôi nổi, không suy xét.
Một đức tin đưa con người đến chổ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lý trí xét đoán là một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đình, dân tộc và xã hội. Cái tín ngưỡng sai lầm có thể làm hại tinh thần quần chúng. Sự tín ngưỡng mù quáng không căn cứ trên lý trí xét đoán đã đào luyện và sẽ đào luyện lên những trí óc lười biếng, ỷ lại, nô lệ cho hoàn cảnh, nô lệ cho dục vọng.
Một đức tin hổn tạp, thiếu căn cứ, thường hay đi với sự nương nhờ vào một thế lực phỉnh phờ. Hai thứ ấy nương nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh. Hai thứ ấy cũng đều tạo nên những bộ óc yếu đuối, ỷ lại, thiếu tinh thần tự lập. Do một tin tưởng sai lầm, tinh thần càng ngày càng bị u tối, và sau bức màn thành kiến, con người làm sao trổi dậy, cường tráng và tự lập cho được?
Ðạo Phật truyền sang đất Việt đã gần 2.000 năm, có thời rực rở huy hoàng, nhưng cũng có thời lu mờ hôn ám. Rực rở huy hoàng hay lu mờ hôn ám chỉ là ở tại đức tin: mê tín đã gây nên cái hình thức tào tạp của đạo Phật của thời cận đại. Có nhiều người tự xưng là tín đồ đạo Phật mà lại có những tín ngưỡng sai lạc hẳn tinh thần Phật Giáo. Căn cứ vào hình thức ấy, người ta vội mỉm cười, cho đạo Phật là mê tín, là ỷ lại thần quyền, là chỉ lo tư lợi, là chán đời, là nhu nhược yếu đuối.
Số người chịu khó đi sâu vào tinh thần Phật Giáo có được bao nhiêu đâu! Nhiều kẻ mang danh là tín đồ mà sự hiểu biết và hành động trái hẳn giáo lý Phật dạy, phản lại tinh thần từ-bi trí-tuệ của Phật Tổ. Nhận xét bằng một cặp mắt kém nhận xét, nhiều người trông thấy những màu mè ấy vội kết luận rằng đạo Phật chỉ là một đa thần giáo như những đa thần giáo ngày xưa!
Phật giáo nước Việt trong mấy thế kỷ vừa qua đã có một hình thức tào tạp. Những hình thức bói xăm, vàng mã, đồng bóng họp chung lại gọi là "đạo", và trong trường hợp nào (ví dụ như lên đồng lên bóng chẳng hạn) người ta cũng "mô Phật" được! Những vị chân tu cùng đạo Phật chân chính, vì thế, được ít người biết đến. Hèn gì mà đạo Phật không bị nhận thức sai lầm.
Có bao nhiêu kẻ thường ngày không biết đến Phật, không nghe, không hiểu, và không làm theo lời Phật dạy, khi lâm nạn mới đến chùa tháp, đốt một nén hương khẩn cầu. Họ xem đạo Phật là một lối chuyên môn thờ cúng, và Phật là một vị thần thiêng liêng sẵn sàng ban phúc diệt họa cho họ mỗi khi họ cần đến.

Một hôm, có người trong phái Kalmala đến tìm Phật và hỏi Ngài: "Bạch đức Thế Tôn, các thầy Bà-la-môn ngoại đạo đến thăm chúng tôi, người nào cũng bảo rằng chỉ có lời của họ mới đúng chân lý mà thôi. Bạch Ngài, chúng tôi thật lấy làm phân vân không biết theo bên nào, bỏ bên nào".
Trả lời câu hỏi ấy, đức Phật không bảo rằng Ngài là chúa tể vạn vật, chỉ có đạo Ngài mới nên theo; ngài không bảo rằng các vị giáo chủ và các đạo khác đều là hư ngụy, là sai lầm. Lời dạy của Ngài rất rộng rãi. Ngài bảo:
"Ngươi đừng vội tin theo ai cả. Tất cả những gì ngươi đã thực nghiệm sâu xa, hợp với lý trí xét đoán của ngươi, có thể đem lại hạnh phúc cho chính ngươi và những kẻ khác, những cái ấy, ngươi hãy nhận đó là chân lý và hãy cố sống đúng theo chân lý ấy ".
Ðọc đoạn vừa rồi trong kinh Kalama, chúng ta nhận thấy hai điều: một là đạo Phật không bao giờ bắt buộc người ta tin theo một cách mù quáng; hai là đức Phật không phải là một vị chúa tể có quyền phép lạ, có thể đem tín đồ mình đặt ở thiên đường hay ở địa ngục tùy theo ý thích của mình.
Nội một sự kiện "không buộc người phải tin theo một cách mù quáng" đủ chứng tỏ rằng đạo Phật có một tinh thần thật rộng rãi và có tính cách nhân loại. Ðạo Phật dạy rằng không hiểu Phật mà theo Phật thì đã không có lợi mà còn có hại là khác nữa.
 Chính đức Phật Thích Ca cũng có dạy: "Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta vậy ".
Như thế, người nào tin Phật như một vị chúa tể có quyền ban phúc trừ họa tức đã bài báng Phật.
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán. Hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là chánh tin. Ðối với đạo Phật, tin mà không hiểu thì sẽ lạc đường.
Ðạo Phật chủ trương cá nhân có quyền thẩm sát tất cả, và tin hay không là tùy ở mình. Chúng ta hãy đọc đoạn nầy cũng ở trong kinh Kamala:
"Ðừng vội tin tưởng những cái gì mà người ta thường lập đi lập lại luôn. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là một tập tục cổ truyền đã trải qua nhiều thời đại. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là điều người ta hay đồn và hay nói đến luôn. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là do bút tích thánh nhân xưa để lại. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là một luật lệ đặt ra từ lâu và được xem như là chánh đáng. Ðừng vội tin tưởng một điều gì dù điều đó là do quyền năng của một bậc thầy hoặc do quyền lực của một nhà truyền giáo.Tất cả những gì hợp với lý trí xét định, hãy tin".
Tam Tạng giáo điển của Phật Giáo đối với Phật Tử không giống những thánh kinh đối với tín đồ các tôn giáo khác. Phật Tử không bị bắt buộc tin vào kinh điển một cách mù quáng. Kinh điển đối với Phật Giáo không phải là một bảo vật mà ai cũng phải thờ lạy. Kinh điển không phải là những bùa chú linh thiêng mà hể đọc lên là được Ðức Phật cứu độ. Kinh điển chỉ là lời dạy của Phật, của một bậc giác ngộ. Ðức Phật đã từng nói:
"Này các tỳ kheo! Hãy xem ta như kẻ hướng dẫn các ngươi trên đường tu học".
Ðịa vị của Ðức Phật trong Phật Giáo là địa vị của một người dẫn đường trong đám người lạc hướng, hay nói cho khác hơn, địa vị của một lương y trong đám bệnh nhân đau khổ.
Nếu những người lầm đường không đi theo con đường của người dẫn lối thì không khi nào đến đích được, và đó là lỗi của người không đi, chứ không phải là lỗi ở người chỉ đường. Vị lương y cho thuốc uống, nhưng sợ đắng không uống, bệnh không lành, đó chỉ là lỗi ở các con bệnh, chứ không phải lỗi ở lương y.
Nếu Phật Tử không hiểu lời dạy của Phật, không thực hành theo những lời dạy của Ngài, thì Ðức Phật và tam tạng giáo điển của Ngài đối với người kia không còn ý nghĩa gì nữa cả. Bởi thế, đốt hương, kết hoa, tỏ lòng biết ơn Phật cũng chưa phải là việc cần làm nhất của một người Phật Tử chân chính. Thực hành và sống theo lời Phật dạy mới là Phật Tử chân chính vậy.
Căn cứ vào những lời trong kinh Kalama và căn cứ trên lý nhân quả xác thực, chúng ta thấy rằng Ðức Phật không phải là một vị chúa tể toàn năng có thể ban phúc lợi và sự giải thoát cho con người, nếu con người có cầu nguyện Ngài. Lạy Phật, dâng hương lễ Phật, mới là việc làm của kẻ biết ơn. Muốn giải thoát, muốn có an lạc, con người phải biết xem Phật như một ngôi sao dẫn đường, một bậc Thầy sáng suốt.
Hãy nhìn Ðức Phật ở địa vị chính của Ngài, và đừng bao giờ đặt ngài ở địa vị một thần linh, một chúa tể. Người Phật Tử nếu có tin tưởng, thì chỉ là tin tưởng ở sự dẫn đạo sáng suốt của bậc giác ngộ, tin tưởng ở khả năng giác ngộ ( Phật Tính ) sẵn có ở mọi loài, chứ không phải tin nơi quyền phép có thể ban phúc trừ họa.
Hiểu như thế, ta mới thấy rằng những tâm niệm đen tối, mê tín, ỷ lại vào quyền năng vu vơ của thần thánh không phải là một lòng tin mà đạo Phật đòi hỏi. Người học Phật phải thận trọng, luôn luôn giữ thái độ khách quan trong khi tìm hiểu kinh điển, và như thế là có tinh thần khoa học. Trí óc kẻ học Phật phải là một cơ quan gạn lọc vàng sỏi, phân biệt rõ ràng, đừng để bị nô lệ cho những kiến văn, sách vở, và những thành kiến dựa vào tình cảm.
(Theo "Là Phật Tử " của thầy Nhất Hạnh)



TU HÀNH NGAY TRONG CUỘC SỐNG.

Tác Giả: Tinh Vân Đại Sư

Tu hành chính là tu sửa hành vi, không cứ phải vào thâm sơn cùng cốc, quán tưởng, khổ luyện. Thậm chí không chỉ tụng kinh, niệm phật, tọa thiền…Nếu tu hành hàng ngày, mình tụng kinh lễ phật, nhưng tâm địa lại đầy rẫy tham,sân, toan tính chấp trước, không y theo pháp mà sửa đổi, thì tu hành có ích gì?

Tu hành là một việc quan trọng nhất của đời người.
Quần áo rách ta đem vá, đồ dùng hỏng đem ra tu sửa, đầu tóc luộm thuộm, móng tay quá dài thì sửa lại hoặc cắt đi. Bất kể là dụng cụ hay dung mạo đều phải tu sửa, chỉnh lý. Cho đến nồi xoon méo hỏng phải hàn gắn, giày dép rách đứt cũng cần khâu quai, vá đế. Huống hồ là những hành vi sai phạm, lầm lỗi của con người thì càng phải tu chỉnh và hoàn thiện hơn.
Tu hành chính là tu sửa hành vi, không cứ phải vào thâm sơn cùng cốc, quán tưởng, khổ luyện. Thậm chí không chỉ tụng kinh, niệm phật, tọa thiền…Nếu tu hành hàng ngày, mình tụng kinh lễ phật, nhưng tâm địa lại đầy rẫy tham,sân, toan tính chấp trước, không y theo pháp mà sửa đổi, thì tu hành có ích gì?
Tu hành cố nhiên “tu tâm” là cần thiết nhất, hành động đúng nhưng tâm không đúng thì gọi là tu hành mà không “tu tâm”, như thế thì không thể giải quyết được triệt để mọi vấn đề, tu hành nếu tu từ tâm, cử chỉ hành vi trong ngoài như một, thì làm việc gì cũng thành, tu pháp môn gì cũng đắc.
Bất kể là tu hành hay tu tâm, nên bắt đầu tu tập từ cuộc sống hàng ngày.Ngay trong việc đi, đứng, nằm, ngồi, cho đến giao tiếp, cư xử…Đều có thể tu hành.Chẳng hạn, mặc quần áo ngay ngắn, phẳng phiu là cần thiết, nhưng nếu rách thủng, hoen ố thì không tốt lắm, đó là tu hành trong ăn mặc. Ăn ngày 3 bữa, tuy đơn giản đạm bạc nhưng vẫn thấy ngon lành, vừa miệng, đó chính là tu hành trong cách ăn uống.
Nhà ở phòng ốc có cao lầu sang trọng cố nhiên tốt, nhưng nhà tranh thấp bé cũng như thiên đường , đó là trú ngụ của sự tu hành. Ra cửa có ô tô, xe máy tiện lợi, nhanh chóng sang trọng, nhưng nếu không có xe cộ vẫn vui vẻ đi bộ thay xe, đó là cách đi lại của sự tu hành. không làm việc chịu khó, trách nhiệm làm đến nơi đến chốn, làm người thật thà, chính trực, chính là tu hành.Tất cả những việc đối nhân, xử thế, chân thành niềm nở… đều là tu hành trong cuộc sống.
Ngoài ra những người kinh doanh buôn bán, giá cả vừa phải không đong đầy bán vơi, những người làm quan mà tuân thủ luật pháp, hết lòng vì dân phục vụ, đó cũng là tu hành. Trước kia các bậc Cao Tăng, bổ củi gánh nước, nấu cơm quét dọn, cày cấy, giã gạo…Tất cả đều là tu hành trong cuộc sống.
Sở dĩ nói “tu hành”, tức là trước hết bản thân phải học cách làm người. Làm người mà lừa lọc gian trá, bất tín bội nghĩa, tham lam bủn xỉn… những đức tính xấu, nhược điểm chưa được cải đổi, cũng như bát đũa chưa rửa, đầy dầu mỡ cáu bẩn, thì làm sao mà đem nó ra tổ chức đại tiệc mà mời mọi người ăn.
Nói “Nhân thành tức Phật thành” (con người tu hành thành tựu tức Phật quả cũng thành tựu) tức là tu hành trong cuộc sống bản thân không hổ thẹn với ý trời, không trái với lòng người, như vậy mới đích thực của tu hành.


LỜI HAY Ý ĐẸP

Đừng tìm kiếm nơi vẻ đẹp bề ngoài; chúng có thể đánh lừa bạn.
Cũng đừng tìm kiếm nơi của cải vật chất; vì ngay cả những thứ đó rồi cũng sẽ ra đi.
Hãy tìm kiếm người có thể khiến bạn mỉm cười,
Vì chỉ cần có nụ cười thì ngày ảm đạm cũng trở nên tươi sáng.

Hãy tìm người có thể khiến trái tim bạn mỉm cười 


LIFE
The photos are great, but the philosophy is even better!
CUỘC SỐNG
Các bức ảnh thật tuyệt vời, nhưng những bài học từ cuộc sống còn tuyệt vời hơn nữa!

Chánh pháp của đạo Phật giúp đỡ con người giác ngộ được chân lý và giải thoát phiền não khổ đau. Chân lý là điều đúng với tất cả mọi người trên thế gian, không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng.

Mình làm tốt mình hưởng. 
Mình làm xấu mình chịu. 
Gieo nhân nào gặt quả nấy. 
Gieo gió thì gặt bão.
Sinh sự thì sự sinh.

Hiểu sâu, tin sâu lý nhân quả, 
con người sẽ giảm bớt phiền não khổ đau rất nhiều

BBTPHTQ


Câu chuyện đời
Tuệ Viên sưu tầm và lược dịch
Lời giới thiệu : Đây là một vài câu chuyện dí dởm của người Tây Phương đượm sắc thái triết lý Thiền, mời các bạn từ từ đọc để suy ngẫm.
Hình ảnh cuộc đời
Ngày kia, nhà tỷ phú nọ mang cậu con trai duy nhất về nơi thôn dã với ý định để cho con tìm hiểu và so sánh với cuộc sống nghèo nàn của người dân quê. Hai cha con sống hai ngày tại một làng xóm xa xôi nơi mà người ta cho là có đời sống khó khăn. Sau khi trở về nhà, người cha hỏi người con:
- Con thấy cuộc đi chơi ra sao?
- " Cuộc đi thích thú lắm" người con trả lời.
- Con có thấy cuộc sống của người dân quê không?
- Dạ, có!
- Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?
- Con nhận thấy chúng ta chỉ có mỗi một con chó, mà họ thì có tới bốn con. Chúng ta chỉ có một hồ bơi nhỏ ở giữa vườn, còn họ thì có cả một nhánh sông chảy mút mùa. Chúng ta phải nhập cảng những chiếc đèn để treo trong vườn mà họ thì không cần đến vì họ có đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Tại chỗ ngồi chơi trước nhà, chúng ta chỉ có thể nhìn tới bức tường ở cổng trước mà thôi, còn họ có thể ngồi nhìn xuốt tới tận chân trời.
Chúng ta chỉ có một khoảng đất để sống quanh quẩn ở đó, còn họ có cả một khoảng đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Chúng ta phải có người ở để giúp việc chúng ta, còn họ thì không cần, họ tự lo lẫn cho nhau. Chúng ta phải bỏ tiền đi mua đồ ăn, còn họ trồng lấy và tự túc về thực phẩm. Nhà chúng ta phải có tường bao quanh để bảo vệ chúng ta, còn họ thì không cần vì họ có những bạn tốt để đùm bọc lẫn nhau.
Trước những lý luận của người con trai, người cha đã không nói nên lời.
Người con nói tiếp : 
- Con cám ơn cha đã mang con đi du hành để tỏ bầy cho con thấy chúng ta đang có một cuộc nghèo nàn như thế nào!
* * *
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, mà chỉ nghĩ tới những gì chúng ta không có và chưa có.