TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)
TẬP SAN PHẬT HỌC TỊNH QUANG: TỪ SỐ 1 (2006) - ĐẾN SỐ 30 (2016)

Thursday 2 November 2017

chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi

người CG hoàn toàn không lấy làm lạ trước cái chết thảm khốc đến không có mồ chôn của TT Ngô Đình  Diệm và Bào đệ, có như vậy Cụ Diệm mới nên toàn vẹn.
Phật Giáo và Công Giáo Cầu nguyện
(Trưng Triệu Nguyễn Thị Thanh)
(dr.thanh101@gmail.com)
 

 
LINK:




 
Ý NGHĨA LỄ CẦU NGUYỆN
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Trong các buổi lễ, Chư Tôn Đức cầu nguyện gì?
Trong các buổi lễ, Chư Phật Tử cầu nguyện gì?

Nghi lễ có tác dụng rất lớn đối với các tôn giáo.
Phật giáo dù không coi trọng, nhưng nghi lễ vẫn chi phối phần lớn các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi chùa, để đáp ứng nhu cầu của quần chúng và nhu cầu hoằng pháp.

Đối với cá nhân, khi lâm vào hoàn cảnh bức bách, khổ đau, bất trắc, bất như ý, con người thường cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, tìm sự bình yên trong tâm hồn qua cầu nguyện.

Lời cầu nguyện này chỉ giúp tâm trí được bình yên tạm thời. Nếu con người có học hiểu giáo lý của đạo Phật, thâm hiểu luật nhân quả, biết rằng: mọi chuyện gì xảy đến cho mình, đều do chính mình đã tạo nghiệp nhân trước đây, giờ phải nhận nghiệp quả, nghiệp báo (gọi chung là quả báo).

Việc may mắn đến, mình biết ngay rằng: đó là phước báo, do việc thiện lành chính mình đã làm.
Việc không may xảy đến, mình biết ngay rằng: đó là quả báo, do việc bất thiện chính mình đã làm.

Theo chánh pháp, nên biết rằng: chỉ có phước báo mới làm giảm bớt hay tiêu trừ quả báo mà thôi!
Cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, mà không tu nhân tích phước, không tu tâm dưỡng tánh, không dừng các nghiệp bất thiện, phỏng có được gì ?

Thí dụ chúng ta lỡ mượn nợ tiêu xài rồi (tạo nghiệp), bây giờ phải đền trả (gặp xui xẻo), chỉ có cách lấy tiền tiết kiệm (phước báo). Không có tiền tiết kiệm thì phải cầu nguyện trúng số để trả nợ chăng ?!

Người có phước báo nhiều, dù gặp tai nạn lớn lao như rớt máy bay, động đất, vẫn sống sót, gọi là số may mắn quá. Người có phước báo ít hơn, phải chịu thương tích hay xây xát chút đỉnh, gọi là còn hên quá. Người không có phước báo thì lãnh đủ quả báo.

Thời đức Phật còn tại thế, khi chư vị thánh tăng phải đền trả các nghiệp báo cuối cùng, đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú, như sau:

Dù lánh lên non núi,
xuống biển hay vào hang
khi nghiệp báo đã mang
không ai tránh thoát khỏi.

Theo quan niệm Phật giáo, 
cầu nguyện không phải là van xin đức Phật, Bồ tát, thần thánh, hay năng lực linh thiêng huyền bí nào cả.

Cầu nguyện là tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác trở nên thanh tịnh.
Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.
Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín,  khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

- Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ.

- Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.

- Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ. 
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Trong chiến tranh thế giới 1 và 2,
hai phe lâm chiến đều làm lễ cầu nguyện long trọng, xin Thượng đế giúp phe mình chiến thắng đối phương. Thượng đế bèn nghe theo lời cầu nguyện này, nên hai phe đều tả tơi thê thảm. 
Đó là thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp!

- Đạo Phật trải qua nhiều năm tháng truyền bá xuyên qua nhiều quốc độ, nên mang cái vỏ mê tín của tôn giáo, và lập ra nhiều nghi thức, lễ hội, để tiếp cận với quảng đại quần chúng đang sống trong vô minh. Giáo lý đạo Phật rất siêu việt, nhiệm mầu khi áp dụng trong đời sống, không buộc ai phải thờ lạy, cúng kiến đức Phật với tâm cầu khẩn van xin, vòi vĩnh như đứa bé thơ.

Trái lại, đức Phật dạy:
Tôn thờ Như Lai mà không hiểu Như Lai, 
chính là phỉ báng Như Lai vậy.

- Ngày nay, người theo đạo Phật, tu sĩ cũng như cư sĩ, nhân danh phát huy tín tâm của Phật tử, bày ra đủ thứ nghi lễ rườm rà, phức tạp, tạo vẻ linh thiêng huyền bí, giải thích hiện tượng thiên nhiên phi chánh pháp, đem kinh sách chữ nghĩa hù dọa những người ít hiểu biết, không thuyết giảng chánh pháp, lại tuyên truyền tà pháp. 

Chẳng hạn như: người ngồi xe lăn, chỉ nhờ tín tâm với tượng Phật ngọc mà phục hồi, đi đứng bình thường!

Tóm lại, người Phật tử dù tại gia hay xuất gia,
có chút phước báu, có chút trí tuệ, ngoài tín tâm ban đầu qua các hình thức lễ hội, sinh hoạt Phật giáo, nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. Không nên tiếp tục để các tà sư - mang hình tướng xuất gia hay tại gia - hướng dẫn tín tâm ban đầu đến chỗ mê tín.

Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ !
Mong lắm thay ! ! !
Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ
Chủ Nhiệm VP.PHTQ.CANADA






Con người dù theo bất cứ tôn giáo nào 
cũng phải ghi nhớ.

Muốn thoát khỏi phiền não khổ đau,

con người phải:

1. Tránh làm các điều ác, các việc bất thiện.

2. Siêng làm các việc phước thiện.

3. Giữ tâm ý trong sạch.

 lllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

 HỎI:

- Thưa Thầy, có người nói:  
Tôi đã chứng kiến nhiều Phép Lạ và dám cam đoan điều đó!

Tuy nhiên, người này không nói rõ Phép Lạ đó xảy ra ở đâu và như thế nào? 
Tuyên truyền Phép Lạ có đáng tin hay không?

ĐÁP:

- Đó chỉ là lối nói gạt gẫm con nít, phỉnh lừa những kẻ nặng đức tin u mê, thiếu lý trí, hay những kẻ tâm thần.

Việc gì không giải thích được thì cho đó là ý của thượng đế toàn năng.

Chuyện phép lạ chết đi sống lại, cả hồn lẫn xác bay lên trời, ngôi mộ trống trơn, thật là hoang tưởng, con nít cũng không tin, chỉ có kẻ khùng điên mới tin.

 Chuyện phép lạ như lạy tượng phật ngọc hòa bình thế giới hay tắm sông suối có thần tiên đức mẹ hiện ra, người đui cũng sáng mắt, người què kẻ bại liệt ngồi xe lăn cũng đứng lên chạy bộ được, người bệnh hết bệnh, người chết sống lại và khoẻ mạnh, nhờ tượng phật ngọc hay nhờ chúa trời xót thương, thật là hoang đường, chỉ có kẻ tâm thần mới tin.

 Chuyện chúa toàn năng để ban phước và trừng phạt là chuyện tào lao. 


Giáo hoàng hay hồng y, giám mục, linh mục tự cho là sống trong khả năng bảo hộ của chúa toàn năng, họ cũng sợ bị bắn chết phải đi xe chống đạn, sợ bị xe đụng chết, sợ bị ám hại ám sát chết, có bệnh cũng phải nhờ bác sĩ bệnh viện cứu chữa.

Hai đội quân thù nghịch, hai đội bóng tranh giải, đều cầu chúa trời ban ơn giúp đỡ, chúa trời giúp bên nào?
 

Tóm lại, 
Vua chết, Chúa chết, Phật chết, thần thánh hay con người ai cũng chết.

Chỉ có con người biết tu tâm chuyển tánh, 
sống đời lương thiện, 
cứu người giúp đời, 
tu nhân tích đức, 
tạo phước làm phước, 
thì cuộc sống hạnh phúc, khi chết bình an.

Nên hiểu rõ rằng: 
chỉ có Phước Báu do chính con người tạo ra, cứu con người tai qua nạn khỏi mà thôi, 
không cần Chúa thương, không cần Phật cứu.

 Khi hết số, 
con người vẫn phải chết, như Chúa chết Phật chết hay bất cứ thánh nhân nào cũng đã chết.
Chớ tin lời
các giáo phẩm tôn giáo bịa đặt gạt gẫm thế gian u mê.
 





---------- Forwarded message ----------
From: Trưng Triệu Nguyen Thi Thanh

dr.thanh101@gmail.com 
Date: 2017-11-02 16:48 GMT-04:00
Subject: Phật Giáo và Công Giáo Cầu nguyện : [talksoup] Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ
To: Nguyen Phuc Duyen , Phaolo Thái , "cutranlacdao.2010@gmail.com" , PHAT HOC TINH QUANG , Dat Truong , Francis Duong , Hoaiviet Nguyen , DDDT , goidan , Hoang-Hoa Ton-Nu , Lục Văn Nguyễn , "tamkhiviet@gmail.com" , maiminhtriet , "tranbangthanhvh@yahoo.com" , The Quang Nguyen , Hoanh Vo , Augustine Le , can tran , "Anh Vu Le (Lê Minh Toàn)" , Sue Phan , Thanh Giang , Van Cao Trinh , Công Khanh Nguyen , Ngô Đình Vương , Kevin Vo , Thông Vũ , Lam Ha Luu , Dinh Nguyen , tam chanh , "David Ho of Phone: Email:" , "Nguyễn Thị Ngọc (Ngọc Chằn)" , Tan Nguyen , Son Nguyen , Thomas Tuan Tran , Anthony Hoang , Debbie Chan , “Nguyên Nguyễn” , "biệt danh Trưng Triệu Gs.Ts.Y-khoa Nguyễn Thị Thanh"

Phật Giáo và Công Giáo Cầu nguyện
Đức TT cutranlacdao@yahoo.com nói rất đúng : “… Đức Phật không giúp ai qua lời cầu khẩn van xin. Đạo Phật chủ trương: Tự Lực Mới Thực Là Tu”.  Vì chính bản thân Đức Phật đã tự lực đi tìm giải thoát cho mình, cho con người khỏi mọi đau khổ trần gian. Ngài ngồi thiền, ngồi suy nghĩ dưới gốc cây đa cho đến lúc ngài giác ngộ ra một chân lý, là một triết lý cao siêu rằng: Con người cần tự lực mình giải thoát mọi tham (tham lam), sân (sân hận), si (si mê) thì mới giải thoát được mọi đau khổ trần gian mà có hạnh phúc trong cuộc đời.

Và Ngài đã đem triết lý cao siêu đó mà giảng dạy, vạch một con đường sống tốt lành cho môn đồ. Mỗi một người phải tự sức mình “tự lực” để đi đến giác ngộ mà được giải thoát thành Phật. Nếu ai yếu đuối thì Đức Phật dùng lời nói mà lý luận làm phát triển năng lực con người để hoàn thành sức mạnh “tự lực bản thân” mà giác ngộ.

Vì vậy việc tu học lời ngài giảng dạy rất cần thiết để mình tự bước đi trên con đường đạo giáo một cách mạnh mẽ và thành công. Ngài nói rõ “Ta không ban ơn gì cho ai được…”.  Lời Ngài rất rõ ràng, thành thật, hùng hồn. Vậy mà Phật tử theo Ngài, nhưng không hiểu giáo lý Phật học.

Đạo Phật dùng chữ cầu siêu cho người đã chết, tức là cầu Trời cho linh hồn siêu thoát. Tôi không biết Đức Phật lúc sinh thời có làm việc cầu siêu hay không, xin
Đức TT cutranlacdao@yahoo.com cho biết rõ hơn.

Chữ ‘cầu nguyện’, ‘cầu xin’ là lời nói với người quyền năng để được ban bố, như dân xin quan tha cho tội, xin vua ban tiền, ban ân vv…  Cái hành động tự lực tu học của Phật tử thật là dũng cảm, anh hùng.

Phật tử theo đúng triết lý nhà Phật thì phải tự sức mình tạo nghiệp bằng cách sống tránh tham sân si để tiến đến một cuộc đời hạnh phúc trần gian. Phật tử không thể cầu nguyện Đức Phật ban ơn gì cho họ, vì Ngài chỉ là con người, Ngài từng nói "Ai nghe lời ta dạy mà thi hành để đi đến giác ngộ hay không là quyền của họ, chứ ta không ban ơn cho ai được"
​ ​
​Thành ra theo nguyên tắc thì Phật tử phải Thiền để tâm định mới tránh tham sân si là thực tế.

Hiểu đạo Phật là chuyện hữu lý, có lý luận logique, hợp khả năng, trí tuệ con người. Vì Phật học là một nền triết lý cao siêu nhân bản, nên dễ dàng con người tìm hiểu, tin tưởng như một khoa học.

Đức TT cutranlacdao@yahoo.com nói về Phật tử cầu nguyện: [“Trong các buổi lễ, cầu nguyện là sự tập trung tâm trí, nhất tâm chuyển đổi vọng niệm mê lầm, xấu ác, trở nên thanh tịnh. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp quán chiếu, nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình, trừ khử tà kiến mê tín, khát vọng phàm tình, ích kỷ nhỏ nhen, ỷ lại yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người. Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.  Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc là lời cầu nguyện vị tha, đúng chánh pháp, trưởng dưỡng từ bi & trí tuệ. Cầu nguyện cho mình, gia đình mình, tôn giáo mình là lời cầu nguyện vị kỷ, phi chánh pháp, không từ bi & trí tuệ.  Nếu ai cầu cũng được như ý, thế giới sẽ loạn, nhân sanh đảo điên. Không làm việc cầu giàu có. Không tu hành cầu vãng sanh. Không học hành cầu đỗ đạt. Các bên thù nghịch cầu nguyện đối phương biến mất. Trái đất chỉ còn thú vật, đất đá, cây cỏ! Thảm họa của sự cầu nguyện phi chánh pháp là như vậy đó! ”]
 ***
Trong khi đó, giáo lý của đạo Đức Chúa Trời thì buộc Người Công giáo cầu nguyện, sám hối tội lỗi, xin ân phước với Thiên Chúa là đấng toàn năng, là nói chuyện với Thiên Chúa, lắng nghe lời Người để sống theo ý Người chứ không theo ý mình.  Tỏ tấm lòng kính mến tôn thờ Người, cầu nguyện với Người như người con tâm sự với cha thân yêu của mình, vì đã được người xưng là Cha và cho được phước làm con. 

Người CG hiệp nhất với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện đó là điều quí báu nhất trong giáo lý đạo CG. Hiệp nhất không những bằng ý chí, tư tưởng, tình yêu, ước vọng, mà còn hợp nhất bằng máu và thịt rất tuyệt vời nữa. Vì chính sự dâng Thánh Lễ là một sự thương yêu hiệp nhất thân các thật, mà Người đã nhập thể, nhập thể lấy máu thịt mình nuôi loài người.  Sự kiện nầy vô cùng quí báu, mạnh mẽ phi thường, vì nó có quyền cải hóa tất cả con người nên thánh thiện, nhưng nếu dùng không đúng thì việc thừa hưởng Thịt và Máu thánh Chúa Giêsu sẽ trở nến vô cùng nguy hiểm cùng cực cho con người.  

Người CG cần biết đền bù, phạt tạ Trái Tim cực thánh đầy yêu thương của Chúa Giêsu và Trái Tim vẹn sạch của Đức Nữ Đồng Trinh Maria vì những sự vô tâm, không muốn nhìn biết, và mọi tội lỗi xúc phạm của loài người làm cho chính Trái Tim của Chúa Giêsu phải đau thương, rướm máu và cũng có thể Chúa nổi cơn thịnh nộ mà án phạt loài người, vì Ngài là toàn năng.

​Người CG phải cúi đầu, khiêm tốn cầu nguyện xin sức mạnh, xin yêu thương, xin tha thứ, xin ban ơn cho mình và hết thảy tha nhân, đặc biệt là cho những người sau khi chết mà còn mắc tội nhẹ, linh hồn còn nợ Thiên Chúa nên phải bị đưa vào trong Luyện Tội sửa phạt một thời gian sau mới được vào nước Thiên đàng​. Người CG biết rất rõ ràng những điều ấy, vì Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ hằng làm phép lạ để giúp cho Đức tin, Đức phú thác và Đức ái của người CG thêm vững chắc. Satan rất ganh tị với yêu thương mà Thiên Chúa dành cho loài người, chúng tìm mọi phương cách để loài người xa ra khỏi Thiên Chúa để cho chúng túm đầu đem về Hỏa ngục với chúng. Đó là sự trả thù của chúng đối với Thiên Chúa khi chúng bị án phạt vì tội kiêu ngạo đời đời kiếp kiếp trong hỏa ngục.
 *
Trong khi khi Phật tử thi hành Phật học một các tự lực, quả cảm, anh hùng, thì người theo đạo CG sống trong sự liên hiệp giữa con người và Thiên Chúa toàn năng, dựng nên vũ trụ, đó là chuyện rất sung sướng và kỳ diệu của người CG mà người ngoài CG khó lòng hiểu được.  Nhưng phải cần có Đức tin mới hiểu.  Mà Đức tin thì mình không thể tự tạo cho mình như chuyện mình như khi cố gắng anh dũng tu thân tránh tham sân si.  Đức tin là một món quà vô giá mà Thiên Chúa ban trao cho ai mà người đó biết đón nhận thì người đó mới có.  Nếu hiểu cho thấu đáo thì Đức tin là sự ban bố tuyệt vời, trí tuệ hiểu biết về Thiên Chúa toàn năng ví dụ như người gặp một 'tình yêu thật' vậy.  

Với Đức tin thì có sự Phó thác toàn vẹn (Đức cậy). Có phó thác thì có Tình yêu tuyệt đối vào Thiên Chúa và tình yêu cho mọi người, không cho loài vật.  Có như vậy người CG mới thi hành được lời Chúa, yêu kẻ thù như yêu mình, thật lạ và khó khăn (nhưng khi yêu Thiên Chúa thì chẳng có gì còn khó khăn mà không làm để đẹp lòng Người và sẽ được phần thưởng) và cầu nguyện, làm ơn cho họ như người thân của mình vậy.

Với người CG, cuộc sống vị tha, sống vì tha nhân là rất cần thiết cho sự cứu rỗi bản thân vào đời sau là đời hằng sống thật, chứ đời nầy chỉ là đời tạm chóng qua, có khổ cũng không can chi, mà có hạnh phúc càng hay chứ không phải là tội lỗi.  Nhưng quan trọng vẫn là tình yêu anh chị em.

Người CG cũng như PG, đều muốn đem những điều tốt lành mà mình hiểu biết đến cho tha nhân.  Nhưng đối với Kitô-hữu, lo cho người khác nhìn biết Thiên Chúa để được hưởng vinh phước đời đời sau cái chết là một bổn phận quan trọng phải thi hành bằng mọi cách, đặt biết bằng lời cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, làm việc thiện, làm việc đền tội, hoặc cao nhất là từ bỏ cuộc sống, dấn thân đi rao giảng cho mọi người trên trần gian hiểu biết về Thiên Chúa để họ khỏi mất cuộc sống vinh hiển đời sau như các vị linh mục thừa sai, hay các công việc gọi là Công giáo Tiến hành hay là Tông đồ. Thiên Chúa không bằng lòng cho người CG ích kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình lên thiên đàng một mình. 

Về quả báo:
Với đạo CG, tuy không nói ra, nhưng tự hiểu, vì có thưởng phạt tức có ‘quả báo’.  Khi đến Tòa phán xét công minh của Thiên Chúa thì ắt có quả báo lớn lắm, nhưng quan trọng là sau khi chết, là cho đời sau.  

Với người CG, nếu trên đời trần thế nầy mà gặp rủi ro, bất cứ rủi ro tai nạn, ngặt nghèo gì, lớn lao đến bao nhiêu cũng đều là những cái may.  Người CG biết đó là những dịp cực tốt, là những thánh giá Chúa gởi trước trên trần thế vì thương yêu, để tạo công nghiệp, để chuộc tội lỗi của mình, hầu khi chết khỏi phải vào hỏa ngục vì tội trọng hay luyện ngục để tôi luyện những lỗi phạm nhẹ mà con người khó tránh.     

Chính Chúa Giêsu đã kết thúc đời mình bằng khổ nạn ghê gớm, để chứng mình một các công bằng là Người đã gánh vác hết tội lỗi của chúng ta.  Các thánh Tông đồ, các thánh Tử vì đạo Việt Nam cũng vậy thôi.  Và người CG hoàn toàn không lấy làm lạ trước cái chết thảm khốc đến không có mồ chôn của TT Ngô Đình  Diệm và Bào đệ, có như vậy Cụ Diệm mới nên toàn vẹn.
Vấn đề luân hồi :
Thuyết luân hồi là thuyết của Đa thần giáo Ấn Độ. Thật ra Đạo Hindu được nhập vào Ấn Độ từ các nước miền tây Ấn Độ rất xưa, khoảng từ 1700 – 1500 trước CN, nghĩa là cách đây khoảng 3700 năm. Thiển nghĩ từ 3700 năm về trước, số con người và loài vật, vi trùng vv… trên quả đất thật là nhỏ nhoi soi với loài người và thú vật, vi trùng ngày nay, thì lấy đâu ra người và vật mà luân hồi.  Vả lại so sánh con người và vật khoảng cách quá xa. 

Lẽ nào Ông Trời sinh ra con người quí báu biết bao lại có thể để con người biến thành một con siêu vi hay vi trùng chỉ bằng một tế bào của con người.  Đạo Phật vẫn không đặt vấn đề về linh hồn rõ ràng thì thuyết luân hồi làm sao khẳng định, nhất là khi không có linh hồn. Hơn nữa Phật học là một học thuyết triết lý cao siêu, có lập luận khoa học nhân văn khúc chiếc, logique, làm sao Đức Thích Ca Mâu Ni lại có thể chấp nhận một thuyết tiêu cực.  Ngay linh hồn của con người Ngài cũng không hề khẳng định tới, thì làm sao có linh hồn mà đi luân hồi. 

Theo tôi triết lý đạo Phật  hoàn toàn là nhân bản, nên nó liên quan đến nhiều khía cạnh con người, từ khoa học, y khoa đến võ nghệ, từ chương, cơ thể vv…, hoàn toàn không đụng đến phần siêu hình nên  
Đức TT  cutranlacdao@yahoo.com nói rằng [“người Phật tử dù tại gia hay xuất gia, có chút phước báu, có chút trí tuệ ……  nên phát tâm tìm hiểu cốt tủy của lời Phật dạy, hướng tín tâm đến chỗ chánh tín. Không nên ….. để các tà sư …..  hướng dẫn tín tâm… đến chỗ mê tín. Từ mê tín đến cuồng tín, chỉ cách một sợi tơ.”]
  
Trưng Triệu Nguyễn Thị Thanh